1. Nội dung Quy hoạch
a. Tại cơ quan Văn phòng Sở Y tế
Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan Văn phòng Sở Y tế theo quy định hiệnhành của Nhà nước và tình hình thực tế của tỉnh.
b. Phát triển mạng lưới khám chữa bệnh, phục hồi chức năng
- Các tuyến điều trị:
+ Tuyến1:
Bao gồm các bệnh viện đạt tiêu chuẩn hạng III, gồm 01 bệnh viện đa khoa khu vực và 06 bệnh viện đa khoatuyến huyện, thành phố và các Phòng khám đa khoa khu vực.
* Huyện Quảng Trạch: Bệnhviện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình bố trí từ 300 giường bệnh trở lên. Hìnhthành các đơn vị khám chữa bệnh mới theo đơn vị hành chính sau khi huyện chia tách.
* Huyện Bố Trạch: Bệnh việnĐa khoa huyện bố trí từ 180 giường bệnh trở lên. Ổn định hoạt động của Phòngkhám ĐKKV Sơn Trạch quy mô 20 giường bệnh.
* Thành phố Đồng Hới: Bệnhviện Đa khoa thành phố bố trí từ 160 giường bệnh trở lên. Ổn định hoạt động củaPhòng khám ĐKKV Đồng Sơn quy mô 20 giường bệnh.
* Huyện Quảng Ninh: Bệnhviện Đa khoa huyện bố trí từ 100 giường bệnh trở lên. Ổn định hoạt động củaPhòng khám ĐKKV Nam Long quy mô 20 giường bệnh.
* Huyện Lệ Thủy: Quy hoạchphát triển Bệnh viện Đa khoa huyện thành Bệnh viện Đa khoa khu vực phía Nam củatỉnh với quy mô từ 220 giường bệnh trở lên. Ổn định hoạt động của Phòng khámĐKKV Lệ Ninh với quy mô 20 giường bệnh.
* Huyện Tuyên Hóa: Bệnh việnĐa khoa huyện bố trí từ 120 giường bệnh trở lên. Ổn định hoạt động của Phòngkhám ĐKKV Thanh Lạng và Mai Hóa với quy mô mỗi phòng khám có 20 giường bệnh.
* Huyện Minh Hóa: Bệnh việnĐa khoa huyện bố trí từ 130 giường bệnh trở lên. Ngoài chức năng khám chữa bệnhcho nhân dân địa phương, Bệnh viện đảm nhận thêm việc khám chữa bệnh cho nhândân Lào qua lại Cửa khẩu Cha Lo và khu vực biên giới. Ổn định hoạt động củaPhòng khám ĐKKV Hóa Tiến và Cha Lo với quy mô mỗi phòng khám có 20 giường bệnh.
+ Tuyến 2:
Bao gồm các bệnh viện tuyếntỉnh.
Tăng cường đầu tư để sớm ổnđịnh hoạt động của Bệnh viện Y học cổ truyền theo tiêu chuẩn của bệnh viện hạngII. Nâng quy mô của Bệnh viện lên 120 giường vào năm 2015 và 150 giường vào năm2020.
Khi đủ điều kiện sẽ thànhlập mới các đơn vị: Trung tâm Vận chuyển, cấp cứu; Bệnh viện Điều dưỡng và phụchồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Sản - Nhi (quy mômỗi bệnh viện khoảng 50 - 100 giường bệnh). Mở một trung tâm trực thuộc Bệnhviện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng ở suối Bang để nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
- Trung tâm Giám định: Đổitên Trung tâm Giám định Y khoa - Pháp Y thành Trung tâm Giám định (bao gồm giámđịnh y khoa, pháp y, pháp y tâm thần).
- Phát triển hệ thống khámchữa bệnh ngoài công lập:
Khuyếnkhích phát triển các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tư nhân tại các thành phố,thị xã và các phòng khám đa khoa ở những nơi tập trung đông dân cư, các khuvực xa cơ sở y tế công lập. Khuyến khích các phòng mạch tư hiện có nâng cấpthành phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa.
Khuyến khích phát triển cáctrung tâm tư vấn sức khỏe, phát triển mô hình "Bác sỹ Gia đình", môhình “Chăm sóc sức khỏe tại nhà”. Từng bước thực hiện khám chữa bệnh tư theoBHYT.
Tạo điều kiện để phát triểncác bệnh viện liên doanh, liên kết với nước ngoài và phát triển các bệnh viện100% vốn nước ngoài.
Huy động các nguồn lực đểxây dựng 01 trung tâm y tế chất lượng cao và 01 bệnh viện đa khoa hoặc chuyênkhoa tại thành phố Đồng Hới. Xây dựng 01 bệnh viện chất lượng cao tại khu vựcVũng Chùa - Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch (quy mô mỗi bệnh viện khoảng 100 -150 giường); đảm bảo đạt mức 2 - 3 giường bệnh tư nhân/10.000 dân vào năm 2020.
- Lĩnh vực vận chuyển, cấpcứu bệnh nhân:
Thành lập Trung tâm Vậnchuyển, cấp cứu. Trang bị phương tiện cấp cứu, vận chuyển cấp cứu, tổ chức đàotạo chuyên môn kỹ thuật để đảm nhiệm tốt công tác vận chuyển cấp cứu. Khuyếnkhích và tạo điều kiện cho các tổ chức, tư nhân đủ điều kiện tham gia hànhnghề, phát triển dịch vụ vận chuyển cấp cứu bệnh nhân.
d. Phát triển mạng lưới ydược học cổ truyền
Đầu tư phát triển Bệnh việnY học cổ truyền tỉnh. Bệnh viện tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực và bệnh viện đakhoa huyện, thành phố có khoa y học cổ truyền do bác sĩ làm trưởng khoa. Cáctrạm y tế xã phường có cán bộ y dược học cổ truyền. Phát triển nghiên cứu khoahọc về y học cổ truyền. Quy hoạch các vùng nuôi trồng dược liệu trong tỉnh.
e. Củng cố và hoàn thiệnmạng lưới y tế cơ sở
Chuyển các trạm y tế trựcthuộc phòng y tế sang trực thuộc trung tâm y tế huyện, thành phố vào năm 2011.
Củng cốvà hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở (xã và thôn bản). Nâng cấp và mở rộng trạm ytế xã cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ. Trung bình mỗi cán bộtrạm y tế xã phục vụ từ 1.000 đến 1.200 dân. Xã trên 10.000 dân được tăng thêmbiên chế hoặc tuyển thêm hợp đồng. Các xã có địa bàn trải dài, đi lại khó khăncó thể có 2 cơ sở trạm y tế.
Mỗi thôn/bản trung bình cótừ 1 đến 2 nhân viên y tế hoạt động, đạt trình độ từ sơ học y trở lên.
Đối với các doanh nghiệp cósố lượng công nhân từ 200 đến dưới 500 người thì phải có từ 01 - 03 cán bộ ytế phục vụ. Các doanh nghiệp có từ 500 công nhân trở lên thì phải thành lậptrạm y tế có bác sỹ phục vụ. Các cơ sở có từ 50 người đến dưới 200 người thìcó ít nhất 01 cán bộ y tế có trình độ từ trung cấp trở lên phục vụ.
Đối với trường đại học, caođẳng, trung học: Có trạm y tế trường học, có bác sĩ; trường phổ thông có 1 -2 cán bộ y tế.
Đảm bảo 100% trạm y tế đượcxây dựng kiên cố và đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.Duy trì tỷ lệ 100% số xã có bác sĩ, 100% số xã có nữ hộ sinh trung học và cócán bộ có trình độ dược tá để phụ trách công tác dược và có cán bộ được đào tạovề y học cổ truyền.
Đến năm 2020, 100% số xã đạtchuẩn cán bộ đạt trình độ từ trung cấp trở lên, có ít nhất 90% xã đạt chuẩnquốc gia về y tế.
f. Công tác đào tạo
Kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho cácđơn vị, đặc biệt đào tạo bác sĩ, dược sĩ chính quy theo hình thức đào tạo theođịa chỉ sử dụng.
Xây dựng "Đề án đào tạo bác sĩ, dược sĩ, đào tạo sau đại học cácchuyên ngành giai đoạn 2011 - 2015". Tăng tuyển sinh các đối tượng điềudưỡng, dược sĩ đại học, kỹ thuật viên. Chú trọng tuyển sinh đào tạo cho đốitượng người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Mở rộng hình thức đào tạochuyên tu dược, phát triển nhân lực y dược học cổ truyền và các cán bộ kỹthuật thiết bị y tế. Chú trọng đào tạo cán bộ quản lý y tế, nhất là cán bộ quảnlý bệnh viện.
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển Trường Trung cấp Y tếthành Trường Cao đẳng Y tế vào năm 2012.
Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống y tế tư nhân. Khuyến khíchthành lập các cơ sở đào tạo nhân lực y tế tư nhân.
g. Lĩnh vực dược
Xây dựng và phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũinhọn.
Tổ chức, sắp xếp hệ thống phân phối và cung ứng nhằm đảm bảo cung ứngthuốc có chất lượng, giá cả hợp lý, kịp thời. Từng bước xây dựng mô hình cungứng thuốc hiện đại, tiên tiến, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, đảm bảocung ứng thuốc thường xuyên, đầy đủ với chất lượng và giá cả hợp lý.
Mở rộng thị trường tiêu thụ thuốc ngoài tỉnh và xuất khẩu thuốc, dượcliệu. Tỷ trọng sản xuất thuốc địa phương chiếm 15% tổng nhu cầu thuốc sử dụngtại tỉnh vào năm 2015 và chiếm 25% vào năm 2020.
5. Lộ trình thực hiện Quy hoạch
a. Giaiđoạn 2011 - 2015
- Triển khai đầu tư xây dựngcác công trình thuộc Dự án hỗ trợ y tế Bắc miền Trung vay vốn Ngân hàng Thếgiới.
- Xây dựng, củng cố và nângcấp các trạm y tế xã; đảm bảo 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có cơ sở vậtchất đạt chuẩn quốc gia.
- Xây dựng trụ sở Cơ quanVăn phòng Sở Y tế.
- Thành lập mới, đầu tư xâydựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị cho các đơn vị: Trung tâm Kiểmdịch y tế Quốc tế, Trung tâm Vận chuyển - cấp cứu, Trung tâm Nội tiết, Bệnhviện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Sản - Nhi.
- Xây dựng kho bảo quảnthuốc ở các bệnh viện, trạm chuyên khoa đạt GSP, các nhà thuốc đạt GPP.
- Tăng cường đào tạo đội ngũcán bộ quản lý và chuyên môn cho cán bộ các tuyến.
b. Giai đoạn 2016 - 2020
- Tiếp tục đầu tư cho cácbệnh viện theo quy mô giường bệnh đến năm 2020. Mở rộng các chuyên khoa sâu.
- Thành lập mới, đầu tư xâydựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị cho các đơn vị: Trung tâm Bảo vệsức khỏe, lao động và môi trường, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Mắt.
- Đầu tư đủ trang thiết bị ytế theo danh mục cho các tuyến, đảm bảo thực hiện đầy đủ danh mục kỹ thuật theophân tuyến.
- Tiếp tục củng cố và nângcấp các trạm y tế xã.
- Tiếp tục củng cố, nâng caochất lượng các dịch vụ y tế và công tác y tế dự phòng.
- Tiếp tục tăng cường đàotạo đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn cho cán bộ các tuyến.
6. Các giải pháptổ chức thực hiện Quy hoạch
a. Giải pháp về tài chính y tế và đầu tư
Ưu tiên đầu tư ngân sách Nhà nước để nâng cấp các cơ sở y tế. Đảm bảongân sách để thực hiện chính sách của Nhà nước về khám chữa bệnh cho ngườinghèo, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách.
Từng bước chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho cáccơ sở khám chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ ytế thông qua hình thức BHYT. Tăng mức chi thường xuyên cho y tế trong tổng chingân sách Nhà nước. Ưu tiên phân bổ ngân sách Nhà nước cho hoạt động y tế dựphòng.
Bổ sung, sửa đổi chính sách thu phí, lệ phí dịch vụ y tế dự phòng đốivới các dịch vụ Nhà nước cho phép trên nguyên tắc bù đắp một phần chi phí cơbản để tạo nguồn thu bổ sung đầu tư cho y tế dự phòng. Thực hiện cơ chế tự chủvề tài chính đối với các cơ sở y tế công lập.
Tiếp tục thực hiện và đổi mới chính sách nhằm thu hút cán bộ, công chứccó trình độ đại học và sau đại học về công tác tại tỉnh và cán bộ y tế tăngcường cho tuyến cơ sở. Thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ; chế độ nghĩa vụphục vụ công tác y tế ở miền núi, vùng sâu... đối với cán bộ mới tốt nghiệp.
Ưu tiên dành quỹ đất cho xây dựng và phát triển các cơ sở y tế cả cônglập và ngoài công lập.
Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, xây dựng các dự án kêu gọi đầutư để tranh thủ các nguồn lực đầu tư cho ngành Y tế. Đẩy mạnh việc liên kết vớicác cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo ngoài tỉnh có chuyên môn kỹ thuật caotrong việc đầu tư, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật.
Tăng mức chi hoạt động cũng như đầu tư pháttriển cho các cơ sở khám chữa bệnh tùy theo khả năng ngân sách của địa phươngvà hỗ trợ của Trung ương hàng năm để cân đối cho phù hợp và đảm bảo lộ trìnhtheo kế hoạch đã đề ra.
b. Phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
Phát triển mạnh mẽ năng lựckhoa học và công nghệ, nắm bắt và vận dụng sáng tạo những thành tựu khoa học vàcông nghệ mới phục vụ hoạt động của Ngành.
Tăng cường nghiên cứu khoahọc và tiếp thu, chuyển giao công nghệ mới thích hợp cho từng tuyến điều trị,từng bước hiện đại hóa kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, sinh hóa, miễn dịch, nộisoi, chỉnh hình...
Tăng cường phát triển vàứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và trong hoạt động các lĩnhvực điều trị, dự phòng, y, dược, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tạo điều kiệnthuận lợi cho cán bộ ra nước ngoài trao đổi, học tập, nghiên cứu.
Đẩy mạnh phong trào phát huysáng kiến, sáng chế, cải tiến kỹ thuật. Áp dụng các hình thức biểu dương, khenthưởng, trích lợi nhuận cho các cá nhân, tập thể có công trình nghiên cứu ứngdụng có hiệu quả vào hoạt động chuyên môn.
Thực hiện nghiêm ngặt quytrình thẩm định công nghệ, đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tưtrong lĩnh vực y tế. Chỉ đạo thực hiện dứt điểm, xử lý triệt để các cơ sở ônhiễm môi trường nghiêm trọng.
Quan tâm triển khai thựchiện công tác bảo vệ môi trường, cây xanh và xử lý chất thải y tế. Tăng nănglực thu gom chất thải rắn, xử lý chất thải lỏng ở các cơ sở y tế; đặc biệt đốivới các bệnh viện và phòng khám đa khoa khu vực. Đẩy mạnh việc áp dụng các côngnghệ xử lý chất thải, nước thải, tái chế chất thải theo công nghệ hiện đại
c. Thực hiện chính sách quốc gia về thuốc
Tiếp tục triển khai chính sách quốc gia về thuốc. Phát triển ngành Dượccủa tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát huy hiệu quả của dâychuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP- WHO tại Công ty Cổ phần Dược phẩmQuảng Bình.
Cung ứng đủ thuốc phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, bảo đảm chấtlượng hiệu quả. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng thuốc, đảm bảoan toàn, hợp lý cho người dùng và bình ổn thị trường thuốc.
Mở rộng thị trường tiêu thụ thuốc ngoài tỉnh, xuất khẩu thuốc, dượcliệu. Hoàn thiện mạng lưới cung ứng, phân phối thuốc toàn tỉnh. Ngăn chặn tìnhtrạng lạm dụng thuốc và sử dụng tràn lan thuốc ngoại, thuốc đắt tiền trong cáccơ sở khám chữa bệnh.
Đầu tư để triển khai GSP ở các kho thuốc. Lập quy hoạch phát triển mạnglưới bán lẻ thuốc để có cơ sở thực hiện.
d. Thực hiện chính sách vềdân số - KHHGĐ
Tiếp tục tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyềncác cấp. Ban hành nghị quyết về chuyên đề dân số - KHHGĐ phù hợp với tình hìnhmới.
Đưa công tác dân số - KHHGĐ thành một nội dung trong chính sách pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh và là chỉ tiêu đánh giá hoàn thành nhiệm vụkinh tế - xã hội của địa phương.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách dân số - KHHGĐ; đặc biệtđối với cán bộ đảng viên, chi bộ vi phạm, các địa phương có tỷ lệ sinh con thứ3 trở lên cao.
e. Xã hội hóa công tác y tế
Đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động y tế theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CPngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ.
Tuyên truyền và phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sáchvề xã hội hóa hoạt động y tế để các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân nhằmnâng cao nhận thức và đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động y tế phù hợp với sự pháttriển kinh tế - xã hội.
Xâydựng và triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cungứng dịch vụ ngoài công lập theo quy định tại Nghị định 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Thực hiện liên doanh, liên kết trong việc cung cấp dịch vụ y tế. Tậptrung một số khâu: Vận chuyển bệnh nhân, cung cấp dinh dưỡng, giữ xe, vệ sinhbệnh viện, góp vốn trong mua sắm thiết bị, đầu tư nhà cửa, xây dựng khu khámchữa bệnh theo yêu cầu...
Thực hiện BHYT toàn dân.
f. Tăng cường hợp tác quốctế
Tăng cường hợp tác với cáctổ chức chính phủ, phi chính phủ tìm kiếm các dự án viện trợ không hoàn lại đểđầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế.
Tranh thủ sự giúp đỡ của cácnước, các tổ chức quốc tế để thu hút chuyên gia giỏi nước ngoài hợp tác huấnluyện, bồi dưỡng cán bộ có chuyên môn kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ vàđào tạo cán bộ trong lĩnh vực phát triển sức khỏe cộng đồng.
Kêu gọi, thu hút đầu tư vàtạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức quốc tế đầu tư xây dựng các cơ sở y tếngoài công lập.
g. Nâng cao năng lực quản lý
Nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyềncác cấp đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đưacác mục tiêu và nhiệm vụ trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dânvào chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành vàđịa phương.
Chỉ đạo ngành Y tế tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hànhđộng của Chính phủ và Kế hoạch của tỉnh thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của BộChính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tìnhhình mới.
Tăng cường phân cấp và phối hợp liên ngành, liên cấp trong các hoạtđộng y tế và trong triển khai thực hiện pháp luật, chính sách y tế, các chươngtrình mục tiêu y tế quốc gia. Phát triển hài hòa giữa y tế dự phòng, khám chữabệnh và phục hồi chức năng; giữa y dược học cổ truyền và tây y.
Củng cố, kiện toàn, sắp xếp tổ chức ngành y tế nhằm nâng cao năng lựcquản lý, lãnh đạo của ngành và chất lượng hoạt động của các đơn vị trực thuộc.Tăng cường và đổi mới cơ chế quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các hoạtđộng của ngành Y tế. Xây dựng, đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, thựchiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính.
Củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới thanhtra y tế các tuyến, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường kỳvà đột xuất hoạt động của các tổ chức, đơn vị trong toàn ngành nhằm ngăn ngừa,phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm.
Đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các cơ sở y tế. Thực hiệncông khai, minh bạch trong các hoạt động, nhất là đối với công tác tài chính.Đẩy mạnh việc phân cấp cả về tài chính và nhân lực nhằm phát huy tính năngđộng, tự chủ và tự chịu trách nhiệm của tuyến dưới.
Sắp xếp bộ máy lãnh đạo, quản lý, chấn chỉnh các sai sót trong quản lýđiều hành ở các đơn vị trực thuộc, nhất là các đơn vị mất ổn định kéo dài.
Quan tâm thường xuyên công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng caotrách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ y tế.